Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao giá nhà, cổ phiếu, chứng khoán, crypto hay bất kỳ loại tài sản nào cũng đều tăng rồi giảm theo chu kỳ? Tại sao chỉ một số ít người kiếm được tiền, trong khi đa số lại mất trắng, phải bán nhà, bán xe, gánh nợ, thậm chí phá sản?
Khi bạn tưởng mình đang trong thị trường tự do
Bạn thức dậy mỗi sáng, cắm mặt vào guồng quay công việc.
Bạn tiết kiệm, bạn đầu tư, bạn nghe theo “lời khuyên tài chính”:
“Hãy mua nhà sớm trước khi giá lên nữa!”
“Hãy bắt đầu chơi chứng khoán để làm giàu.”
“Crypto sẽ là tương lai, đừng bỏ lỡ!”
Và rồi…
- Giá nhà tụt dốc.
- Thị trường chứng khoán đỏ lửa.
- Coin thì bốc hơi 90%.
Bạn có thể viện dẫn đủ thứ lý do để giải thích: do cung cầu, do định giá, do chiến lược công ty, do tâm lý thị trường, hoặc do may mắn. Nhưng sự thật nằm ở chỗ khác. Bạn đang chơi trong một cuộc chơi mà bạn không hề biết luật.
Và quan trọng hơn, luật chơi này không phải do bạn viết ra.
Trò chơi đã được sắp đặt
Chúng ta không có thị trường tự do – Free Market, tất cả các thị trường đều được điều tiết, điều khiển bởi bàn tay của chính phủ, giới siêu giàu, giới ngân hàng ( giới tinh hoa 1%)
Họ tạo ra nhiều công cụ, nhiều hình thức, nhiều tầng tầng lớp lớp, họ vẽ ra đủ các thể loại cực kỳ khó hiểu đủ để khiến bạn nghĩ rằng bạn kém thông minh. “Bạn càng làm mọi thứ khó hiểu thì bạn càng dễ dàng kiếm được tiền từ khách hàng”. Mà nền giáo dục này, giới ngân hàng và Wall Street, môi giới, cò mồi, admin các group là những bậc thầy về phức tạp hóa vấn đề và bậc thầy về biến những thứ dễ hiểu thành khó hiểu.
Thế giới tài chính không phải là một sân chơi công bằng. Nó là một hồ nước lớn, nơi bạn và tôi là những chú cá nhỏ đang bơi. Còn dòng nước thứ giúp chúng ta tồn tại chính là tiền. Và van nước thứ quyết định hồ có đầy hay cạn nằm trong tay của một nhóm nhỏ: các Ngân hàng TW. Họ không chỉ là những người bơm tiền, mà còn là người rút tiền. Và mỗi lần họ xoay van, hàng triệu cá nhỏ như chúng ta bị cuốn vào một vòng lặp: khi nước tràn, ai cũng tưởng mình đang bay; khi nước rút, mới biết ai đang bơi mà không mặc đồ.
Mô hình “Hồ – Cá – Bọt biển”
Chúng ta có 2 yếu tố cơ bản chính để giúp giá tài sản tăng — giảm:
Ngân hàng TW: Nguồn dòng tiền (Đỉnh Kim tự tháp số 1) tôi gọi nó là nguồn nước cho bạn dễ hình dung.
Lãi suất: Van điều chỉnh dòng nước, dòng tiền.
Đây chính xác là mô hình của nền kinh tế thời điểm hiện tại.
Mô hình kinh tế Trickle — Down (mô hình kinh tế nhỏ giọt) - Ảnh bên dưới.

Và giờ hãy hình dung, tất cả 90% dân số chúng ta ở dưới đáy của Kim tự tháp (Số 13). Chúng ta như những chú cá trong một cái hồ rộng lớn, và nó cần phải có nước để những con cá sống, tôi gọi đó chính là tiền — money.
Vậy làm sao hồ có nước, rất đơn giản, nó bắt nguồn từ trên đỉnh kim tự tháp được bơm xuống vào hồ cho đàn cá thoải mái bơi lội.
Và nó cũng có thể hút nước ra khỏi hồ khiến đàn cá chết.
Và nó cũng có thể bơm tới mọi chỗ trong hồ, có chỗ nó sẽ bơm, có chỗ nó không bơm.
Tiền trong túi của bạn đến từ đâu, nó đến từ thu nhập, thu nhập từ công ty bạn làm, thu nhập từ Khách hàng của bạn. Công ty bạn hay khách hàng của bạn có được thu nhập từ đâu? Nó đến từ các tập đoàn lớn, các công ty lớn, đến từ chính phủ và cuối cùng ngân hàng TW là người trên cùng bơm tiền cho toàn bộ hệ thống này.
Cách bơm ↓
Sử dụng van nước (lãi suất + chính sách) để điều chỉnh lượng nước.
➢ Hạ lãi suất — Lãi suất thấp (chính sách nới lỏng tiền tệ) nước sẽ được bơm vào theo mô hình Trickle — Down từ trên đỉnh xuống.
Dòng nước chảy từ Ngân hàng TW (Leve 1) → Các tập đoàn lớn, chính phủ (hệ thống của chính phủ, truyền thông, trường học, quân đội, cảnh sát…) (Level 2,3,4…) → các công ty con, hệ thống kinh doanh… => người lao động, người dân (Đáy kim tự tháp).
Nó sẽ bơm chính cho các tập đoàn và hệ thống của nó, sau đó hệ thống này mới nhỏ giọt — tricke down dần qua các tâng rồi mới xuống tầng lớp dưới đáy. Đó là lý do người ta gọi đó là mô hình kinh tế nhỏ giọt.
Lúc này khi chúng ta đã có một cái hồ với lượng nước được bơm vào cực lớn. Các đàn cá to bé đủ thể loại tha hồ tung tăng làm ăn kinh doanh. Nhu cầu về nước tăng lên (do vay nợ với lãi suất thấp, gần như không cần trả lãi do lãi suất gần 0%). Lượng nước được bơm vào hồ cực lớn.
Hãy hình dung khi hồ có quá nhiều nước, bạn sẽ phải cần thứ gì đó để hút bớt lượng nước đi.
→ Đó chính là miếng bọt biển — Tôi gọi miếng bọt biển chính là “Price — Giá cả”. Khi lượng tiền trong thị trường nhiều giá cả buộc phải tăng để hút đi lượng tiền đó.
→ Giá tài sản tăng do lượng tiền nhiều (tính thanh khoản cao)
➢ Nâng lãi suất — Lãi suất cao (chính sách thắt chặt tiền tệ) lượng nước sẽ không còn được bơm vào hồ nhiều, dòng chảy bị thắt lại, lúc này đàn cá sẽ cảm thấy khó thở vì không có nước, thậm chí chết.
Tất cả các nhà đầu tư, tổ chức tài chính lớn lẫn nhỏ lẻ đều đang vay nợ nhiều để làm ăn kinh doanh sẽ phải trả lãi suất cao với các khoản nợ.
Các khoản vay nợ này đều là cực lớn khi ngân hàng trung ương hạ lãi suất và bơm tiền vào thị trường vẫn còn đó. Nhưng tiêu dùng của người này là thu nhập của người kia, nợ của người này là tài sản của người kia. Và khi các khoản nợ xấu bắt đầu không thể trả được, do lãi suất cao hoặc do sự kiện thiên nga đen nào đó xảy ra, nó sẽ làm thu nhập hay đầu tư của người khác co lại, khi thu nhập từ kinh doanh đầu tư co lại hoặc không còn, tiêu dùng và đầu tư tiếp theo sẽ đi xuống, điều này dẫn tới toàn bộ hệ thống sập tiệm, phá sản.
→ Giá tài sản giảm do không còn lượng tiền trên thị trường (tính thanh khoản thấp)
Như vậy các bạn có thể thấy người chơi chính và là người bơm hút tính thanh khoản chính trong thị trường đó là Ngân hàng TW.
Bạn cần hiểu rằng lãi suất không chỉ là con số vô cảm. Nó là vũ khí mạnh nhất trong nền kinh tế hiện đại. Khi lãi suất thấp, tiền rẻ, người ta đổ xô đi vay và đó là lúc bong bóng được tạo ra. Khi lãi suất tăng, chi phí vốn tăng, đầu tư thu hẹp, tiêu dùng co lại bong bóng vỡ. Giá cả tài sản không tăng vì giá trị thực sự của nó tăng. Mà vì cần có một miếng bọt biển để hút lượng tiền đang dư thừa trong nền kinh tế. Ngược lại, khi muốn làm tan bong bóng, van nước sẽ bị khóa lại. Và bọt biển sẽ bị ép khô. Tài sản giảm giá thê thảm.
Lấy vài ví dụ cụ thể:
2020–2021: Kích thích tiền tệ toàn cầu
- Fed, ECB, BOJ... đồng loạt hạ lãi suất về sát 0%.
- Gói kích thích tài khóa hàng nghìn tỷ USD được bơm ra.
- Giá bất động sản, cổ phiếu, crypto... tăng vọt như điên.
- Người người vay tiền đầu tư, ai cũng thấy mình là thiên tài.
2022–2024: Thắt chặt để “giết lạm phát”
- Fed nâng lãi suất từ 0.25% lên hơn 5.5% trong 16 tháng.
- Hàng triệu người Mỹ mất khả năng trả nợ thế chấp.
- Chứng khoán lao dốc, crypto “bay hơi” 70–90%.
- Nhà đầu tư nhỏ lẻ bán tháo, cắt lỗ, trắng tay.
Lòng tham được kích hoạt bằng lãi suất thấp và Nỗi sợ được bơm lên bằng lãi suất cao.
Vòng lặp địa ngục: Bơm, hút, tái cấu trúc
Giai đoạn 1: Bơm tiền
→ Lãi suất thấp
→ Giá tài sản tăng
→ Người dân vay mạnh
→ Tạo bong bóng
Giai đoạn 2: Tăng lãi suất
→ Dòng tiền bị hút
→ Bong bóng vỡ
→ Nhà đầu tư mất khả năng trả nợ
Giai đoạn 3: Thu mua tài sản giá rẻ
→ Giới ngân hàng, quỹ đầu tư vào “giải cứu”
→ Mua lại tài sản phá giá
→ Xây dựng lại chu kỳ mới
Lịch sử đã chứng minh trò chơi này không mới:
2008: Bơm tiền – bong bóng nhà đất – vỡ nợ dưới chuẩn – siết nhà – ngân hàng mua lại tài sản giá rẻ.
2020: Covid – bơm tiền khẩn cấp – tài sản tăng vọt – đến 2022 lại thắt tiền – lạm phát – giá nhà, cổ phiếu lao dốc.
2023–2025: Một chu kỳ mới lại hình thành. Nhiều người FOMO vào crypto khi thấy giá phục hồi, nhưng không biết dòng tiền đang dần rút. Họ lại đu đỉnh lần nữa.
Làm thế nào để người khác đu đỉnh.?
Hãy bơm tiền (bơm tính thanh khoản) để thổi giá tài sản lên cực cao, đẩy lòng tham của nhà đầu tư lên cao. Họ sẽ thế chấp chính căn nhà họ đang ở đi vay tiền với lãi suất thấp để đầu tư, mua vào cực mạnh, đu đỉnh cực mạnh.
Làm thế nào để người khác bán đáy, mất nhà mất cửa, mất tiền và phải cày cuốc để trả nợ?
Hãy hút tiền ra (hút tính thanh khoản) để làm giá tài sản sấp mặt cực sâu… đẩy nỗi sợ hãi của nhà đầu tư lên cực điểm. Họ sẽ bán tháo, cắt lỗ với mức giá tận đáy… Nhưng các khoản nợ vẫn còn đó, họ sẽ không kịp trở tay.
Ai sẽ là người đến siết nợ, đuổi họ khỏi căn nhà họ đang ở, đẩy họ vào sự khốn cùng, phải lao động cả đời để trả các khoản nợ?
Và ai là người đẩy mọi thứ lên cao rồi làm nổ tung mọi thứ và rồi mua lại chính các tài sản đó, buyback lại cổ phiếu, tài sản của các cty lâm vào tình cảnh phá sản?
Đó chính là Giới ngân hàng! Giới 1%. Người giàu có lợi thế gì?
- Họ biết chu kỳ.
- Họ có thông tin sớm hơn.
- Họ không sợ chờ đợi.
Trong khi:
- Bạn vay tiền mua nhà ở đỉnh – họ bán cho bạn.
- Bạn cắt lỗ cổ phiếu ở đáy – họ mua lại từ bạn.
- Bạn cày cuốc để trả nợ – họ dùng nợ của bạn để mua tài sản thật.
Và sau vài năm, bạn vẫn bơi dưới đáy hồ, còn họ lại nắm được thêm một mảnh đất, một căn nhà, một cổ phần doanh nghiệp.
Họ đã giàu nay lại càng giàu. Đó là cuộc chơi của họ. Bằng cách bơm thổi tạo ra chu kỳ. Thứ họ thu về chính là nhà cửa, đất đai, thời gian và sức lao động của những người đứng dưới đáy kim tự tháp, những người không hiểu chuyện gì, những người bị nền giáo dục này lừa dối, họ sẽ phải đi cày thuê cả đời để trả cục nợ đó vì không hiểu về cuộc chơi này.
Vậy bạn phải làm gì?
Trước hết, bạn cần tỉnh. Tỉnh để biết rằng mình không phải nạn nhân bất khả kháng. Mà là người chơi thiếu hiểu biết trong một trò chơi tài chính. Sau đó, bạn cần học. Học để hiểu chu kỳ tiền tệ, hiểu chính sách lãi suất, hiểu dòng tiền vận hành ra sao. Học để biết khi nào thị trường chuẩn bị đẩy giá, khi nào nó sắp siết thanh khoản. Học để không FOMO khi nước mới được bơm, và cũng không Panic khi hồ mới bị rút. Bạn cần học cách phòng thủ khi người ta bơm tiền, và học cách tấn công khi người ta rút nước vì chính lúc đó là khi tài sản rẻ nhất và cơ hội xuất hiện.
Và cuối cùng, bạn cần nhớ: mục tiêu của bạn không phải là gom thật nhiều tiền. Tiền chỉ là công cụ. Tài sản thật là thời gian, là sức khỏe, là sự tự do để lựa chọn. Nếu bạn để người khác điều khiển dòng tiền của mình, bạn sẽ phải đánh đổi tất cả những điều trên để chạy theo một cuộc chơi mà bạn không bao giờ thắng được.
Tiền không mất đi. Nó chỉ chuyển từ tay người không hiểu sang tay người hiểu. Bạn không cần trở thành cá mập.
Nhưng ít nhất, bạn nên biết nước đang được bơm vào hay bị rút ra. Vì nếu không, bạn sẽ mãi là con cá nhỏ bơi trong ảo giác, và chết trong một cú siết thanh khoản tiếp theo mà bạn không hề thấy đến.